MÔI TRƯỜNG ĐÔNG DƯƠNG

Tổng hợp các Dự án bảo vệ môi trường những năm qua

Vào tháng 10/2014 Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt nam thực hiện việc tổng hợp các hoạt động bảo vệ môi trường qua 10 năm phối hợp giữa hai cơ quan, đông thời đưa ra những nhận xét, đánh giá về tính khả thi những dự án về môi trường đã thực hiện qua 10 năm qua.

 

Trong cuộc họp, Thạc sĩ Ngô Thuần Khiết, Phó ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Liên hiệp hội cho biết: trong 10 năm vừa qua cả nước đã có 85 dự án về môi trường được thực hiện góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Qua đó tuyên truyền đến từ cá thể, cơ quan về các bảo vệ phòng chống nạn ô nhiễm môi trường.

 

dự án bảo vệ môi trường

Các bạn trẻ ủng hộ các dự án bảo vệ môi trường

 

Các công trình bảo vệ môi trường được xây dựng đa dạng, như là xử lý nước thải sinh hoạt, làng nghề, hộ gia đình … .Việc hỗ trợ xây dựng các công trình vệ sinh môi trường tại cộng đồng được lồng ghép trong một số dự án như hỗ trợ người dân vùng trũng Nam Định xử lý nước nhiễm asen, xử lý nước thải chợ quê Bắc Ninh, bảo tồn cây dược liệu quý hiếm tại Sa Pa và Tây Yên Tử, Vĩnh Phúc…

 

Đặc biệt trong những năm gần đây, Liên hiệp Hội còn thực hiện các điều tra về biến đổi khí hậu. Những thông tin thu thập được từ các cuộc điều tra này không chỉ làm căn cứ cho các hoạt động khác của mỗi dự án, tham khảo cho các địa phương và khu vực trong quá trình hoạch định chính sách và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Dưới giác quan của các nhà khoa học và chuyên gia môi trường, các đánh giá tác động môi trường của dự án, công trình, hoạt động kinh tế… góp phần cảnh báo cho các chủ đầu tư và chính quyền địa phương điều chỉnh cần thiết để hạn chế thiệt hại.

 

Từ năm 2005 trở lại đây, trung bình mỗi năm Liên hiệp hội đã huy động được từ 2 - 3 triệu USD cho các hoạt động khoa học và công nghệ, trong đó có hợp tác về môi trường và biến đổi khí hậu. Hợp tác quốc tế không chỉ huy động được nguồn tài chính mà còn giúp quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam, khẳng định sự tham gia của giới khoa học và công nghệ trong việc giải quyết các vấn đề môi trường khu vực và thế giới.

 

Hiện cơ sở dữ liệu và thông tin về các dự án bảo vệ môi trường quốc gia không có và không được công khai đã gây khó khăn, lúng túng cho các đơn vị của Liên hiệp Hội khi xác định các nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Những vấn đề mà các thành viên Liên hiệp Hội đề nghị chủ yếu là vấn đề khoa học. Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực này Liên hiệp Hội không được tham gia. Các dự án môi trường thường đòi hỏi kinh phí lớn và kéo dài mới phát huy hiệu quả nhưng ngân sách đầu tư thấp, duyệt chi hàng năm không được đảm bảo trước gây khó khăn cho chủ dự án. Nhiều dự án phải dừng giữa chừng hoặc kéo dài thời gian, gây lãng phí ngân sách và giảm hiệu quả đầu tư…

 

Bởi vậy, Liên hiệp Hội kiến nghị phải đẩy mạnh hơn việc tập hợp sức mạnh tri thức cho hoạt động này. Bảo vệ môi trường được thực hiện ở cộng đồng, do đó cần tăng cường các hoạt động để cộng đồng tham gia. Đồng thời cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu đổi mới cơ chế giao nhiệm vụ và phân bổ ngân sách bảo vệ môi trường, tiến tới giải pháp tổ chức đấu thầu giao nhiệm vụ cho các tổ chức trong và ngoài nhà nước tham gia các dự án này.

KHÁCH HÀNG

© Copyright 2025- Design by TRIỆU TÍN
MÔI TRƯỜNG ĐÔNG DƯƠNG
MÔI TRƯỜNG ĐÔNG DƯƠNG